Ngoài các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ thì kỹ năng mềm cũng rất quan trọng đặc biệt đối với những người muốn trở thành quản lý nói chung và quản lý trung tâm nói riêng.
Kỹ năng mềm chính là đặc điểm tính cách, thói quen, thái độ, hành vi thể hiện ra ngoài khi làm việc với người khác.
1.Đáng tin cậy
Là nhà quản lý, bạn cần xây dựng sự tin cậy đối với đồng nghiệp và cấp dưới của mình, họ sẽ hỗ trợ thêm khi bạn cần. Xây dựng uy tín với những điều bạn nói ra, những điều bạn đã quyết định. Bạn không nên bỏ lơ những điều bạn đã nói ra, vì tạo sự tin cậy với điều mình đã đưa ra sẽ giúp bạn xây dựng một vị trí, vai trò gương mẫu, tạo động lực cho đội ngũ của mình quản lý.
2. Lắng nghe
Lắng nghe tích cực là kỹ năng thiết yếu của nhà quản lý trung tâm, bạn cần hiểu rõ, xem xét những đề xuất của nhân viên cấp dưới, những ý tưởng đề xuất của họ sẽ giúp bạn phát triển đội ngũ của mình tiến nhanh và xa hơn nếu bạn đánh giá đúng mức độ tiềm năng.
Điều này cũng giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cấp dưới của mình.
Cấp dưới sẽ tôn trọng và cảm phục nếu bạn biết cách lắng nghe tích cực và góp ý với những ý tưởng của họ.
3. Trung thực
Đừng chỉ nói những điều cấp trên của bạn muốn nghe, bạn cần nói những điều họ cần nghe. Bất kỳ ai cũng đánh giá cao người trung thực, không kể cấp trên hay cấp dưới.
4. Tự phê bình
Bất kỳ ai cũng đều có điểm yếu, để trở thành nhà quản lý tốt, bạn cần có kỹ năng tự phê bình - đánh giá bản thân. Có nghĩa là cần nhận thức được điểm yếu của chính mình, nhìn nhận và đánh giá nó. Loại bỏ những điểm yếu của bản thân gây cản trở sự tiến bộ của cả nhóm. Điều quan trọng là phải biết những giới hạn của mình và tìm cách để làm việc thật tốt hoặc cải thiện công việc.
5. Giao tiếp
Là quản lý trung tâm, bạn cần giao tiếp với chủ trung tâm, đội ngũ giảng viên, nhân viên, phụ huynh học sinh (nếu cần), đối tác... Do vậy, để đảm bảo hoạt động quản lý vận hành trơn tru thì việc giao tiếp giữa các bên cũng phải đảm bảo hiệu quả nhất định.
Nếu bạn có điểm yếu về giao tiếp, bạn cần phải rèn luyện kỹ năng này để đáp ứng yêu cầu về quản lý.
Những nhà quản lý là người kiểu mẫu cho nhân viên noi theo. Bạn không chỉ là một phần của nhóm, mà bạn còn cần hiểu rằng làm thế nào để phù hợp trong tổ chức lớn hơn và làm việc thế nào để tăng cường những mối quan hệ này. Bạn phải duy trì cách cư xử tốt đẹp trong tất cả mối quan hệ của mình. Dù bạn sử dụng công cụ giao tiếp thông tin gián tiếp nào điện thoại, e-mail hoặc giao tiếp trực tiếp bằng cách nói chuyện, bạn cũng nên tỏ ra lịch sự và hiểu biết.
>> Kỹ năng mềm quan trọng cần có của bất kỳ nhà quản lý trung tâm nào (Phần 2)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.