Những bí quyết trở thành quản lý trung tâm giỏi

Đối với vị trí quản lý, bạn phải luôn thể hiện được năng lực của bản thân. Điều này không hề dễ dàng để thể hiện trong thời gian ngắn, phải luôn luôn nỗ lực không ngừng nghỉ, tự tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện nâng cao năng lực và sẵn sàng học hỏi từ những nhà quản lý đi trước hay chính những nhân sự thuộc các phòng ban khác nhau.

Bí quyết vàng cho nhà quản lý trung tâm chuyên nghiệp:

1. Đưa ra mục tiêu công việc rõ ràng 

Người lãnh đạo cần phải tự tin, quyết đoán để lãnh đạo nhân viên triển khai thực hiện và đạt được mục đích và mục tiêu của công ty, gồm: lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho người phù hợp. Người lãnh đạo phải sẵn sàng quyết đoán đưa ra những quyết định, thậm chí cần đưa ra ngay tức thì vì sức ép áp lực thời gian và trách nhiệm kết quả.

2. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe ý kiến của nhân viên 

Một nhà quản lý độc tài và nhà quản lý dân chủ có sự khác biệt lớn nhất là kỹ năng lắng nghe phản hồi của nhân viên của mình. Việc bạn mạnh kỹ năng lắng nghe giúp bạn gần gũi với nhân viên hơn, đặc biệt còn giúp nhân viên của bạn tự tin trình bày ý tưởng cá nhân để thúc đẩy hiệu quả công việc cho cả team hoặc ý tưởng giải quyết vấn đề của công ty. Nhược điểm của nhà quản lý không có kỹ năng lắng nghe sẽ khiến nhân viên e dè, không tự tin trình bày quan điểm cá nhân, xa lánh lãnh đạo
Những cách giúp bạn phát triển khả năng "lắng nghe":
Trong các buổi họp nhóm, hãy tạo cơ hội cho nhân viên trình bày ý kiến của mình, đưa ra ý tưởng của bản thân. Với những ý kiến chưa được thuyết phục, bạn đừng vội phản bác hay không đồng tình, điều này sẽ khiến nhân viên tự cảm giác họ không được lắng nghe, không được coi trọng và ngại chia sẻ ý kiến vào những lần họp tiếp theo, hay không dám đưa ra quyết định xử lý những tình huống cần thiết trong công việc.
- Sau khi nhận được ý kiến chia sẻ của nhân viên cần phản hồi lại để thể hiện sự thấu hiểu, nhân viên sẽ nhận được sự nhiệt tình, trân trọng từ phía bạn.
- Hãy tóm lược lại những ý kiến của nhân viên bằng những câu sau: "Như vậy, theo mọi người/anh/chị, vấn đề ở đây là...? Và có những cách giải quyết như sau được đưa ra:..."

3. Không ngừng chủ động học hỏi, nâng cao năng lực 

Cần duy trì thói quen thường xuyên học hỏi, phát triển. Khi bạn trở thành nhà quản lý, ngoài những kỹ năng cần thiết bắt buộc phải có, bạn cần phải tự phát triển năng lực của mình, hơn nữa, bạn còn phải trở thành chính trainer cho những nhân viên của mình.

4. Biết vận dụng nghệ thuật khen thưởng nhân viên 

Hãy nhớ rằng thành tích của bạn, nhà quản lý, được xây dựng trên chính thành quả công việc của nhân viên. Nếu bạn là nhà quản lý tốt, nhân viên của bạn sẽ đạt được thành quả cao nhất. Việc thể hiện lòng trân trọng của mình đối với sự đóng góp nhiệt tình của nhân viên cũng vô cùng quan trọng nhé. Nếu nhân viên làm việc tốt bạn cần đề xuất công ty tưởng thưởng xứng đáng cho nhân viên có thành tích làm việc tốt, và đề bạt thăng chức họ. Song song đó, một cái bắt tay thật chặt, một nụ cười động viên, một cái vỗ vai thân tình... còn là những hình thức động viên có giá trị hơn cả những phần thưởng vật chất.

5. Rèn luyện tầm nhìn 

Nhìn xa trông rộng là khả năng sáng tạo hoặc truyền cảm hứng về hành động hướng tới mục tiêu. Người quản lý giỏi là người dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình. Một người quản lý có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều.
Không chỉ có một tầm nhìn xa, người quản lý còn biết cách truyền đạt những ý tưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó. Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng và có sức thuyết phục cao. Do đó, sự thành thạo trong khả năng giao tiếp bằng lời nói luôn là phẩm chất cần có của một người quản lý giỏi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.